Bà tên Nguyễn Kim Chung sinh năm 1907 tại làng Tân Đông, Sa Đéc (nay thuộc xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). Bà vốn xuất thân trong gia đình có truyền thống nghệ thuật hát bội, được thân sinh đặt tên Kim Chung là nhằm mong khi lớn lên con mình sẽ trở thành như cô Năm Chung một đào hát bội nổi tiếng đương thời.
Ngay từ nhỏ, bà đã được bồi dưỡng nghệ thuật tuồng. Những năm 1930 – 1945, bà trở thành một đào hát giỏi trong các gánh : Trần Đắt, Bầu Bòn, Huỳnh Kỳ, Song Phụng v.v.. Bà đóng rất nhiều vai, được khán giả đương thời yêu thích, trong đó có vai Mạnh Thị trong vở Mạnh Lệ Quân thoát hài và nhiều vai khác trong các vở: Phụng Nghi Đình (Vai Lữ Bố), Ngũ biến báo phu cừu (vai cùi và điên, hát bài hành khất) v.v..
Bà được mọi người mến mộ gọi thân thương “Cô Năm Sa Đéc”, “Bà Năm Sa Đéc”.
Giữa năm 1947, Cô Năm Sa Đéc về làm vợ ông Vương Hồng Sển, hai ông bà sống ở căn nhà thuê “xóm Cù Lao”, đường Võ Duy Nguy, Phú Nhuận (Sài Gòn). Sau một thời gian, bà trở lại sân khấu với sự động viên khuyến khích của chồng.
Giữa năm 1947, Cô Năm Sa Đéc về làm vợ ông Vương Hồng Sển, hai ông bà sống ở căn nhà thuê “xóm Cù Lao”, đường Võ Duy Nguy, Phú Nhuận (Sài Gòn). Sau một thời gian, bà trở lại sân khấu với sự động viên khuyến khích của chồng.
“Cô Năm Sa Đéc” là một nghệ sĩ có tài, từ sân khấu hát bội cho đến sân khấu cải lương, đều có những thành công, góp phần phát triển nghệ thuật sân khấu miền Nam trong những năm 30 – 60 của thế kỷ 20… Trên sâu khấu kịch nói, rồi cả điện ảnh, người nữ diễn viên “Bà Năm Sa Đéc” đều có những đóng góp đáng kể.
Đến với điện ảnh, sức làm việc của bà những năm cuối đời, hầu như không giảm sút. Năm 1987, vai bà Hai Lành trong phim Phù Sa, lúc bà đã đúng “bát tuần”.
Năm 1986, bà về Nha Mân, Cái Tàu quay “Nơi bình yên chim hót” của đạo diễn Việt Linh; năm 1985, bà vào Mộc Hóa để quay “Mùa nước nổi” của đạo diễn Hồng Sến; năm 1984, bà ở Thuận Hải quay “Con thú tật nguyền” của Hồ Quang Minh và năm 1983, quay “Cho đến bao giờ” của đạo diễn Huy Thành.
Bà còn tham gia nhiều phim khác nữa. Lúc thì đảm nhận một bà lão nông thôn, đào hầm bí mật, lén lúc đổ từng thùng đất lúc vắng người (Cho đến bao giờ). Lúc thì về Đồng Tháp Mười, bà băng đồng gần cây số để đến chỗ quay, hoặc ngồi xuồng suốt buổi, cùng cả đoàn ăn cơm vắt. Đến giờ quay, dù trời còn mưa, xe chưa đến rước, bà vẫn đi xích lô đến hiện trường và luôn cùng cả đoàn chịu nắng suốt buổi để quay, dù trong người không được khỏe lắm (Phù Sa). Sức làm việc, lao động nghệ thuật không mệt mỏi của bà thể hiện niềm say mê vô bờ bến, sự yêu mến nghề nghiệp tuyệt vời.
Nhớ đến Bà Năm Sa Đéc, người xem không chỉ nhớ đến những nhân vật bà Hội đồng chanh chua, đanh đá dữ dội trên sân khấu kịch nói mà còn nhớ đến hình tượng bà lão nông thôn Nam bộ đôn hậu, hiền lành và giàu lòng nhân ái – yêu con người, yêu thiên nhiên v.v. cũng như con người thật của bà yêu thiết tha quê hương sông Tiền, sông Hậu.
Ở bà Năm, không chỉ thể hiện tài năng của một nghệ sĩ diễn xuất, mà còn là hiện thân của sự lao động miệt mài, không mệt mỏi, một đức độ chân chính của nhân cách người diễn viên trên sàn diễn cũng như trong cuộc đời.
Nhớ đến Bà Năm Sa Đéc, người xem không chỉ nhớ đến những nhân vật bà Hội đồng chanh chua, đanh đá dữ dội trên sân khấu kịch nói mà còn nhớ đến hình tượng bà lão nông thôn Nam bộ đôn hậu, hiền lành và giàu lòng nhân ái – yêu con người, yêu thiên nhiên v.v. cũng như con người thật của bà yêu thiết tha quê hương sông Tiền, sông Hậu.
Ở bà Năm, không chỉ thể hiện tài năng của một nghệ sĩ diễn xuất, mà còn là hiện thân của sự lao động miệt mài, không mệt mỏi, một đức độ chân chính của nhân cách người diễn viên trên sàn diễn cũng như trong cuộc đời.
Bà Năm Sa Đéc – Nguyễn Kim Chung mất năm 1988. Bà ra đi, để lại sự thương tiếc cho mọi người đối với một nghệ sĩ tài hoa, đức độ.
Nguồn: internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét